Rìu đầu cuốc, cao thủ đào gốc cây trong rừng của Mỹ

2 mins read

Rìu đầu cuốc có tên gọi chính thức tại Mỹ là rìu Pulaski, rìu đầu cuốc được phát minh bởi ông Edward Crockett Pulaski, một nhân viên kiểm lâm địa phương từ đầu những năm 1900 ở Idaho, Hoa Kỳ.

Ông Edward Crockett Pulaski

 

Edward Crockett Pulaski là một nhân viên Kiểm lâm Hoa Kỳ có trụ sở tại Wallace, Idaho. Pulaski đi du lịch về phía Tây và làm công nhân khai thác mỏ, công nhân đường sắt, và quản đốc trang trại trước khi gia nhập kiểm lâm vào năm 1908.

Chuyện kể rằng: Vào tháng 8 năm 1910 có một trận cháy rừng rất lớn xảy ra tại vùng giáp ranh giữa hai tiểu bang là Idaho và Montana, ngọn lửa đã thiêu rụi thị trấn Wallace, ID.
Những người lính cứu hoả tình nguyện chạy vào khu rừng đang cháy để dập lửa. Khi ngọn lửa bùng lên, Pulaski dẫn những người lính cứu hoả đến ẩn nấp trong một hầm mỏ cũ. Sang ngày hôm sau, đội cứu hoả đã mất 5 người do ngạt thở và hầu hết những người khác bị thương nặng.

Ông đã cứu được 45 người đàn ông trong khi chữa cháy, bản thân ông Pulaski cũng bị bỏng một mắt và tổn thương phổi vĩnh viễn. Ông đã tìm kiếm sự chăm sóc cho những người lính của mình từ Sở Lâm nghiệp, nhưng phần lớn cơ quan này đã bị giải tán dưới thời Tổng thống William Taft và không có sự trợ giúp nào.

Pulaski được coi là anh hùng vì đã cứu rất nhiều người bằng kiến thức về rừng và cách chữa cháy. Ông ấy đã lấy trải nghiệm bi thảm đó và chế tạo ra một công cụ mà những người lính cứu hỏa rừng mang theo cho đến ngày nay vì sức mạnh và tính linh hoạt của nó: Rìu Pulaksi.

Bản thân chiếc rìu được thiết kế không chỉ để đốn cây, chặt gỗ mà còn có thể cắt rễ cây, đào mương, đào hầm, đào địa đạo trong rừng…

SẢN PHẨM LIÊN QUAN BÀI VIẾT:

Harry Huynh

Những phát hiện cũ là niềm yêu thích của tôi. Those old, old finds are my favorites.

Leave a Reply

Bài viết mới nhất